Việc xử lý khi xây dựng công trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào điều kiện như: đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà người thiết kế đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý
Phương pháp bấc thấm (PVD) có tác dụng thấm thẳng đứng để tăng nhanh quá trình thoát nước trong các lỗ rỗng của đất yếu, làm giảm độ rỗng, độ ẩm, tăng dung trọng. Kết quả là làm tăng nhanh quá trình cố kết của nền đất yếu, tăng sức chịu tải và làm cho nền đất đạt độ lún quy định trong thời gian cho phép.
Cố kết động là giải pháp ít tốn kém để xử lý nền. Diện tích xử lý nền móng lớn có thể được thi công xử lý trong thời gian ngắn. Hiệu quả của giải pháp cần được kiểm tra bằng các thiết bị khảo sát. Đây là công nghệ thích hợp để xử lý nền móng tại các lớp đất đắp chưa được đầm chặt.
Cọc cát đầm chặt cho phép tăng sức chịu tải và rút ngắn thời gian cố kết của đất nền. Thiết bị cọc cát hiện nay cho phép thi công cọc có đường kính 40-70cm và chiều dài 25m. Đây là giải pháp công nghệ thích hợp, kinh tế và cho phép xử lý sâu. Việc đầm chặt cọc cát ở vị trí mũi cọc cho phép tăng hiệu quả xử lý nền móng.
Cọc đất vôi, đất xi măng nên được dùng rộng rãi để xử lý nền móng sâu dưới đất nền. Đây là giải pháp hữu ích, không cần thời gian chất thải, tăng cường độ ổn định của nền.
XIN GỬI LỜI CÁM ƠN CHÂN THÀNH ĐẾN QUÝ KHÁCH HÀNG, ĐỐI TÁC ĐÃ QUAN TÂM TÍN NHIỆM LỰA CHỌN DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm. Công ty Minh Toàn đã và đang thực sự khẳng định được vị trí của mình trong tâm trí khách hàng và luôn mong muốn mang đến sự hài lòng cho tất cả các đối tác khách hàng.